So sánh Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Nhân thọ - Cộng đồng Bảo hiểm Nhân thọ

Tin mới

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

So sánh Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Nhân thọ

Hiện nay, khá nhiều người Việt quan tâm đến bảo hiểm nhân thọ và có rất nhiều thắc mắc của khách hàng về việc so sánh lợi ích giữa Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) và Bảo hiểm Xã hội (BHXH). 
Trên thực tế BHNT và BHXH là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về cơ chế tích lũy cũng như cơ chế hoạt động. SotayBaoHiemNhanTho.com sẽ phân tích chung quyền lợi của hai phạm trù này để quý bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về BHNT và BHXH.
Nhìn chung, nếu xét về góc độ quan trọng đối với cuộc sống thì cả BHNT & BHXH có thể được xem là gần như nhau. BHNT và BHXH không hề đối lập nhau mà chúng cộng hưởng để tạo nên cuộc sống tuyệt vời hơn cho chúng ta cũng giống như bạn ăn một bữa cơm có Cá và có cả Thịt thì sẽ nhiều hương vị và ngon miệng hơn.
1. Xét về khái niệm và quy định của pháp luật
Bảo hiểm nhân thọ: là nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến tính mạng hoặc sức khỏe con người nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho cá nhân và gia đình. 
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ chính sau:
  • Bảo hiểm trọn đời;
  • Bảo hiểm sinh kỳ;
  • Bảo hiểm tử kỳ;
  • Bảo hiểm hỗn hợp;
  • Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
  • Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
Bảo hiểm xã hội 
"BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH" (Điều 3 Luật BHXH).
2. Những đối tượng nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật BHNT & BHXH ?
Bảo hiểm nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và khách hàng. Theo đó, khách hàng cam kết đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết trả tiền hoặc bồi thường khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm đã được xác định trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo Điều 31 luật kinh doanh bảo hiểm về Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.
Bảo hiểm xã hội
  • Luật BHXH quy định về chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH; tổ chức BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH.
  • Luật BHXH không áp dụng đối với BHYT, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.
3. Các loại hình Bảo hiểm
  • Bảo hiểm sinh kỳ
  • Bảo hiểm tử kỳ
  • Bảo hiểm hỗn hợp
Các loại bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội. 
4. Nguyên tắc hoạt động
Bảo hiểm nhân thọ: Hoạt động theo quy luật lấy sự đóng góp của số đông để bù đắp cho rủi ro của số ít. Quy định và nguyên tắc bồi thường sẽ phụ thuộc vào điều khoản của từng sản phẩm khác nhau (Điều khoản hợp đồng bảo hiểm: là văn bản pháp lý do Bộ Tài chính phê duyệt, liệt kê chi tiết quyền lợi và nghĩa vụ của Bên mua bảo hiểm và Công ty bảo hiểm. Điều khoản hợp đồng bảo hiểm là một phần không thể tách rời của bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.)
 Bảo hiểm xã hội dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản:
  • Thứ nhất, Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
  • Thứ hai, Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
  • Thứ ba, Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.
  • Thứ tư, Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHTN.
  • Thứ năm, Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
5. Chính sách của Nhà nước đối với BHNT và BHXH được quy định như thế nào?
Bảo hiểm nhân thọ: là chương trình tích lũy tự nguyện và tuân thủ theo sự giám sát của bộ tài chính
  • Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHNT.
  • Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ Bảo hiểm nhân thọ vào cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế trong nước (theo quy định của luật thì các công ty bảo hiểm không được chuyển vốn ra nước ngoài mà chủ yếu tập trung đầu tư trong nước theo các hạng mục dài hạn)
  • Tất cả các khoản tiền nhận được từ quỹ bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế, nếu doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cho nhân viên thì cũng được tính vào chi phí hợp lý để giảm thuế.
Bảo hiểm xã hội
  • Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH.
  • Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư quỹ BHXH và các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn, tăng trưởng quỹ. Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ, không bị phá sản.
  • Lương hưu, trợ cấp BHXH, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH được miễn thuế. 
6. Những cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về BHNT và BHXH?
Bảo hiểm nhân thọ: Bộ tài chính (tuân theo quy định chặt chẽ của luật Bảo hiểm)
Bảo hiểm xã hội: Những cơ quan quản lý nhà nước về BHXH bao gồm:
  • Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BHXH.
  • Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHXH.
  • Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về BHXH.
  • UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về BHXH trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

7. Đối tượng tham gia
Bảo hiểm nhân thọ: Bên mua Bảo hiểm, người được Bảo hiểm và người thụ hưởng
  • Bên mua bảo hiểm: Là cá nhân hiện đang cư trú tại Việt Nam, tuổi từ đủ 18 trở lên vào thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hoặc Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với Người được bảo hiểm và có trách nhiệm kê khai, ký tên trên Giấy yêu cầu bảo hiểm và đóng Phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với những người sau đây: Bản thân bên mua bảo hiểm; Vợ, chồng, con, cha, mẹ hợp pháp của bên mua bảo hiểm; Anh chị em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng/giám hộ hợp pháp; Cháu trực hệ của bên mua bảo hiểm; Người khác nếu bên mua bảo hiểm phải chịu một tổn thất tài chính thật sự khi người được bảo hiểm chết.
  • Người được bảo hiểm: là cá nhân hiện đang cư trú tại Việt Nam được Công ty bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
  • Người thụ hưởng: là cá nhân hoặc tổ chức do Bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận quyền lợi bảo hiểm theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.
 Bảo hiểm xã hội có đối tượng tham gia là người lao động và người sử dụng lao động
  • Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
  • Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.
Sự ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động là hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Có 3 loại hợp đồng lao động sau:
  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm.
  • Hợp đồng lao động theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 1 năm.
8. Quyền của người lao động (NLĐ) khi tham gia BHNT & BHXH được quy định như thế nào?
Bảo hiểm nhân thọ:
  • Người tham gia nhận được đầy đủ bộ hợp đồng BHNT
  • Nhận tiền đền bù trong trường hợp bị bệnh, tai nạn, nằm viện, tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn.....(theo điều khoản và sản phẩm)
  • Nhận tiền đáo hạn cho quỹ học vấn, hưu trí..... (bằng tổng số tiền đã đóng và lãi suất)
  • Người mua có quyền chủ động trong việc cung cấp thông tin và chọn lựa các sản phẩm bảo hiểm phù hợp
 Bảo hiểm xã hội, Theo quy định tại Điều 15 Luật BHXH, NLĐ khi tham gia BHXH có các quyền sau:
  • Được cấp sổ BHXH; Nhận sổ BHXH khi không còn làm việc; Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời;
  • Hưởng BHYT trong các trường hợp: Đang hưởng lương hưu; Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  • Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động; yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 
Vấn đề đặt ra là Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm xã hội đều có lợi bên cạnh đó Bảo hiểm xã hội như những gì chúng ta biết có thể đủ để giải quyết các vấn đề tích lũy hưu trí, tai nạn nghề nghiệp....vậy thì tại sao bạn đã có Bảo hiểm xã hội rồi lại vẫn rất cần thiết để tham gia Bảo hiểm nhân thọ?
Rất đơn giản, chỉ cần bạn trả lời những câu hỏi sau:
  • Số tiền doanh nghiệp đã đóng vào bảo hiểm xã hội cho bạn là bao nhiêu?
  • Số tiền bạn được đền bù và số tiền hưu trí từ bảo hiểm xã hội của bạn là bao nhiêu? (con số cụ thể)
  • Bạn đã đủ điều kiện để nhận hưu trí từ bảo hiểm xã hội hay chưa?
  • Nếu chẳng may bạn bị bệnh hiểm nghèo thì sao?
  • Nếu bạn là người thích kinh doanh tự do và không có bảo hiểm xã hội thì cuộc sống của bạn sẽ như thế nào?
  • ............................

Theo BaohiemVN

Post Top Ad

Responsive Ads Here