So sánh Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm Nhân thọ - Cộng đồng Bảo hiểm Nhân thọ

Tin mới

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

So sánh Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm Nhân thọ

Thực tế có nhiều hiểu lầm đáng tiếc xảy ra khi khách hàng tham gia Bảo hiểm nhân thọ yêu cầu công ty Bồi thường nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Khách hàng sau đó khiển trách công ty và bị mất niềm tin vào Bảo hiểm nhân thọ còn về phía công ty và luật Bảo hiểm mặc dầu luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu tiên, Nhưng giữa một hợp đồng bảo hiểm được giao kết thì công ty chỉ có thể chi trả cho khách hàng nếu các loại bệnh lý hoặc sự kiện bảo hiểm nằm trong điều khoản được chi trả.

Vấn đề phát sinh như trên xảy ra vì nhiều nguyên nhân: có thể do tư vấn viên chưa giải thích kỹ với khách hàng về các điều khoản của Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ, cũng có thể do chính bản thân khách hàng quá chủ quan nên không tìm hiểu.... Hôm nay, baohiemvn.net xin đưa ra một vài thông tin để làm sáng tỏ vấn đề bồi thường đang bị nhầm lẫn rất lớn giữa Bảo hiểm nhân thọ và các loại Bảo hiểm y tế để tránh cho khách hàng hủy đi một tài sản giá trị từ Bảo hiểm khi gặp vấn đề trong quá trình bồi thường!
Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế thực sự không giống nhau và được phân biệt rất rõ ràng theo luật của từng loại hình. Nếu ta mang hai vấn đề của hai lĩnh vực khác nhau ra để so sánh thì hơi khập khiểng nên baohiemvn.net chỉ đưa ra một vài trọng điểm để bạn dễ dàng phân biệt và giúp cho mỗi người trong chúng ta hiễu rõ hơn về bản chất của hai loại hình này.
1. Xét về khái niệm và quy định của pháp luật

Bảo hiểm nhân thọ: là nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến tính mạng hoặc sức khỏe con người nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho cá nhân và gia đình.
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ chính sau:
Bảo hiểm trọn đời;
Bảo hiểm sinh kỳ;
Bảo hiểm tử kỳ;
Bảo hiểm hỗn hợp;
Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.
2. Những đối tượng nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật BHYT & BHNT ?
a) Bảo hiểm nhân thọ
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và khách hàng. Theo đó, khách hàng cam kết đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết trả tiền hoặc bồi thường khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm đã được xác định trong hợp đồng bảo hiểm. Theo Điều 31 luật kinh doanh bảo hiểm về Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.
Đối tượng tham gia Bảo hiểm nhân thọ: Bên mua Bảo hiểm, người được Bảo hiểm và người thụ hưởng
Bên mua bảo hiểm: Là cá nhân hiện đang cư trú tại Việt Nam, tuổi từ đủ 18 trở lên vào thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hoặc Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với Người được bảo hiểm và có trách nhiệm kê khai, ký tên trên Giấy yêu cầu bảo hiểm và đóng Phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với những người sau đây: Bản thân bên mua bảo hiểm; Vợ, chồng, con, cha, mẹ hợp pháp của bên mua bảo hiểm; Anh chị em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng/giám hộ hợp pháp; Cháu trực hệ của bên mua bảo hiểm; Người khác nếu bên mua bảo hiểm phải chịu một tổn thất tài chính thật sự khi người được bảo hiểm chết.
Người được bảo hiểm: là cá nhân hiện đang cư trú tại Việt Nam được Công ty bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
Người thụ hưởng: là cá nhân hoặc tổ chức do Bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận quyền lợi bảo hiểm theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.
b) Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
b1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).
b2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
b3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
b4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
b6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
b7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.
b8. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
b9. Người có công với cách mạng.
b10. Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.
b11. Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.
b12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
b13. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.
b14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
b15. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
b16. Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:
b17. Trẻ em dưới 6 tuổi.
b18. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
b19. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
b20. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
b21. Học sinh, sinh viên.
b22. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
b23. Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
b24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
b25. Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.
3. Các loại hình Bảo hiểm

Các loại Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm sinh kỳ
Bảo hiểm tử kỳ
Bảo hiểm hỗn hợp
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế tự nguyện
Bảo hiểm y tế bắt buộc
4. Nguyên tắc hoạt động
a) Bảo hiểm nhân thọ: Hoạt động theo quy luật lấy sự đóng góp của số đông để bù đắp cho rủi ro của số ít. Quy định và nguyên tắc bồi thường sẽ phụ thuộc vào điều khoản của từng sản phẩm khác nhau (Điều khoản hợp đồng bảo hiểm: là văn bản pháp lý do Bộ Tài chính phê duyệt, liệt kê chi tiết quyền lợi và nghĩa vụ của Bên mua bảo hiểm và Công ty bảo hiểm. Điều khoản hợp đồng bảo hiểm là một phần không thể tách rời của bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.)
b) Nguyên tắc bảo hiểm y tế
b1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
b2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu).
b3. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
b4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
b5. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
5. Quyền của người lao động (NLĐ) khi tham gia BHNT & BHYT được quy định như thế nào?
Bảo hiểm nhân thọ:
  • Người tham gia nhận được đầy đủ bộ hợp đồng BHNT
  • Nhận tiền đền bù trong trường hợp bị bệnh, tai nạn, nằm viện, tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn.....(theo điều khoản và sản phẩm)
  • Nhận tiền đáo hạn cho quỹ học vấn, hưu trí..... (bằng tổng số tiền đã đóng và lãi suất)
  • Người mua có quyền chủ động trong việc cung cấp thông tin và chọn lựa các sản phẩm bảo hiểm phù hợp
Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; 
=>> Tóm lại, Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế thực sự rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Cả hai chương trình bảo hiểm đều có những giá trị nhất định đối với mỗi người đặc biệt hơn khi cuộc sống của ta vô tình đối diện với bệnh tật và các khó khăn về tài chính.
Trong Bảo hiểm y tế thường có phần khám chữa bệnh ngoại trú và BHYT vẫn sẽ chi trả cho người bệnh tiền thuốc thang về các loại bệnh nhẹ thông thường nếu người bệnh đi khám đúng tuyến. Bảo hiểm nhân thọ thì khác, thông thường BHNT rất ít khi chi trả cho khách hàng những số tiền hỗ trợ liên quan đến điều trị ngoại trú (hiện nay, tùy theo điều khoản của từng sản phẩm Bảo hiểm khác nhau khách hàng sẽ có thêm khá nhiều quyền lợi hỗ trợ chi phí y tế từ BHNT) mà Bảo hiểm nhân thọ lại mạnh tay và dễ dàng chi trả cho những trường hợp khách hàng khám bệnh nội trú có nằm viện qua đêm hoặc bị bệnh hiểm nghèo như Ung Thư, tai biến...với số tiền một lần chi trả hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng và hoàn toàn độc lập so với bảo hiểm y tế.
Nếu gia đình bạn có điều kiện thì nên tham gia cả hai chương trình cùng lúc để có được sự bảo vệ toàn diện hơn. Bảo hiểm y tế tham gia năm nào Bảo vệ năm đó + Bảo hiểm nhân thọ tham gia nếu không may gặp rủi ro bạn và gia đình sẽ có thêm tiền còn nếu cuộc sống vẫn bình thường thì đến cuối cùng bạn sẽ nhận lại toàn bộ tiền đã đóng cộng lãi suất.

Theo BaohiemVN

Post Top Ad

Responsive Ads Here